Hotline: 0983807130
Email: kiemdinhvn1@gmail.com
CÔN ĐO ĐỘ SỤT BÊ TÔNG - CÔN THỬ ĐỘ SỤT BÊ TÔNG (INOX N1)
Bộ thí nghiệm côn đo độ sụt bê tông bao gồm: côn chuẩn, phễu hứng, thanh đầm, thước lá, khay tôn, ca xúc mẫu. Công dụng: Dùng để đánh giá độ lưu động của hỗn hợp bê tông tươi, bê tông thương phẩm dưới tác dụng của trọng lượng bản thân hoặc rung động.
Ưu điểm: Bộ dụng cụ đo độ sụt bê tông được sản xuất và phân phối bởi tập đoàn công nghệ T-Tech Việt Nam nên giá thành rất hợp lí và thời gian đáp ứng hàng nhanh chóng. Được làm bằng vật liệu INOX không gỉ, có thể dùng đi dùng lại rất nhiều lần.
Phương pháp thử độ sụt bê tông được sử dụng theo tiêu chuẩn TCVN – 3106 – 1993. Tiêu chuẩn này áp dụng cho hỗn hợp bê tông nặng có tính dẻo và độ dính kết. Không áp dụng cho hỗn hợp bê tông khô rời rạc.
Thí nghiệm côn đo độ sụt bê tông
Độ sụt là một thuật ngữ dùng để mô tả độ cứng của hỗn hợp bê tông như thế nào. Chiều cao của hỗn hợp bê tông sau khi được đổ trong nón sụt giảm khác nhau tùy vào các mẫu khác nhau. Mẫu với chiều cao thấp được sử dụng trong xây dựng. Mẫu có độ sụt cao được sử dụng để xây dựng vỉa hè.
Kiểm tra độ sụt là phương pháp kiểm soát chất lượng. Đối với một mẻ trộn cụ thể, độ sụt phải đảm bảo tính nhất quán. Đọ sụt không nhất quán cho thấy mẻ trộn không đồng đều và bê tộng không đồng nhất. Điều này dẫn đến tính toàn vẹn và chất lượng bê tông ninh kết không được đảm bảo.
Mục đích của kiểm tra độ sụt là để đo lường sự đồng nhất của bê tông. Nhiều yếu tố được tính đến khi thỏa mãn các yêu cầu cụ thể của cường độ bê tông, và để đảm bảo rằng một hỗn hợp đồng nhất xi măng đang được sử dụng trong quá trình xây dựng.Các thử nghiệm cũng xác định thêm khả năng dễ thi công của bê tông, mà cung cấp một quy mô về cách dễ dàng vận chuyển, đầm chặt, và bảo dưỡng bê tông.Các kỹ sư sử dụng kết quả để sau đó làm thay đổi cấp phối bê tông bằng cách điều chỉnh tỷ lệ xi măng-nước hoặc thêm phụ gia hóa dẻo để tăng độ sụt của hỗn hợp bê tông.
Thiết bị kiểm tra:
-Mâm phẵng đủ rộng.
-Bay xoa gạt phẵng hỗn hợp.
-Que thép tròn để đầm
-Nón sụt
-Thước thép.
-Bê tông (xi măng, nước, cát và cốt liệu).
Thí nghiệm đo độ sụt bê tông ngoài hiện trường
Quy trình thử nghiệm kiểm tra độ sụt bê tông:
-Lấy mẫu bê tông: thể tích là 8 lít đối với cỡ hạt lớn nhất 40mm, khoảng 24 lít với cỡ hạt 70mm đến 100mm.
-Có hai loại côn sụt:
+Loại N1 (D1=100mm, D2=200mm, H=300) áp dụng đối với cỡ hạt lớn nhất là 40mm
+Loại N2 (D1=150mm, D2=300mm, H=400mm) áp dụng với cỡ hạt từ 70mm đến 100mm.
-Đặt côn lên nền ẩm, cứng, phẵng không thoát nước. Đứng trên gối đặt chân gối đặt chân để giữu côn cố định trong suốt quá trình đổ và đầm hỗn hợp bê tông.
-Đỗ hỗn hợp bê tông vào côn làm ba lớp. Mỗi lớp cao khoảng 1/3 chiều cao côn. Sau khi đỗ, dùng thanh đầm chọc từ ngoài vào trong. Với côn N1, mỗi lớp đầm 25 lần. Với côn N2, mỗi lớp đầm 56 lần. Lớp đầu chọc suốt chiều sâu. Lớp sau chọc vào lớp trước 2-3cm. Ở lớp 3, vừa chọc, vừa cho thêm để giữ hỗn hợp lun đầy hơn miệng côn.
-Chọc xong lớp thứ 3. Dùng bay gạt phẵng bề mặt. Dùng tay ghì chặt côn xuống nền, thả chân khỏi gối đặt chân. Từ từ nhấc tay theo phương thẵng đứng trong khoảng từ 5-10 giây.
-Đặt côn bên cạnh hỗn hợp vừa tạo hình. Dùng thước lá đo chênh lệch từ miệng côn đến điểm cao nhất của hỗn hợp.
-Thời gian thử tính từ lúc đỗ hỗn hợp bê tông đến lúc nhấc côn phải được tiến hành liên tục không ngắt quảng và khống chế trong khoảng thời gian 150 giây.
-Nếu hỗn hợp tạo thành hình khối khó đo hoặc bị đổ thì phải tiến hành thử lại mẫu khác.
-Khi dùng côn N1, thì số liệu đo được làm tròn đến 0.5cm là độ sụt bê tông. Khi dùng côn N2, số liệu đo phải nhân với hệ số 0.67 để ra độ sụt bê tông.
-Hỗn hợp bê tông có độ sụt bằng không hoặc dưới 10 cm coi như không có tính dẻo.
Sản phẩm côn thử độ sụt bê tông được cung cấp tại tất cả các tỉnh thành tại Việt Nam trong thời gian từ 01-03 ngày: Thành Phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn), Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, kon Tum, Phú Yên, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Bình Thuận, Ninh Thuận, Vũng Tàu, Quảng Nam,Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Vũng Tàu, Vĩnh Long, Bến Tre, Cần Thơ, Kiên Giang, Hậu Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Hòa Bình, Hưng Yên, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Sơn La, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng, Hà Nội.
Tham khảo thêm: Thiết bị đo độ chảy xòe bê tông (bàn dằn bê tông)