HƯỚNG DẪN THÍ NGHIỆM ĐO ĐỘ SỤT BÊ TÔNG
Bước 1: Vệ sinh lại bề mặt côn đã dùng trước đó
Bước 2: Đặt côn lên nền ẩm, cứng, phẳng, không thấm nước. Đứng lên gối đặt chân để giữ côn cố định trong quá trình đổ bê tông và đầm.
Bước 3: Đổ bê tông vào côn chia làm 3 lớp đổ 3 lần. Mỗi lớp cao bằng 1/3 chiều cao khuôn. Lấy thanh đầm đầm từ ngoài vào trong. Nếu côn N1, mỗi lớp đầm 25 lần. Nếu côn N2, mỗi lớp đầm 56 lần. Lớp đầu chọc hết lớp. Lớp sau chọc xuyên vào lớp trước 2-3cm.
Bước 4: Đầm xong lớp 3, dùng bay gạt bằng bề mặt, dọn sạch xung quanh đáy côn. Gì chặt tay xuống nền, nhấc chân ra. Nhấc côn thẳng đứng để từ 5-10 giây.
Bước 5: Đặt côn sang bên cạnh, đo chiều cao chênh lệch giữa miệng côn với điểm cao nhất của hỗn hợp chính xác đến 0.5cm.
Bước 6: Tính toán kết quả đo
Khi dùng côn N1, số liệu đo được làm tròn đến 0.5cm. Khi dùng côn N2, kết quả đo được quy về côn N1 bằng cách nhân hệ số 0.67.
Hỗn hợp bê tông có độ sụt bằng không hoặc dưới 1cm được xem như không có tính dẻo. Phương pháp thử đặc trưng hỗn hợp bằng cách thử độ cứng theo TCVN 3107:1993.
Lưu ý: Thời gian thử tính từ lúc đổ bê tông vào côn, và được tiến hành liên tục không ngắt quảng được khống chế trong khoảng thời gian không quá 150 giây. Nếu mẫu sau khi nhấc côn bị đổ hoặc tạo thành hình khối khó đo thì phải tiến hành lấy mẫu lại theo TCVN 3105:1993.
- HƯỚNG DẪN ĐO CÁC CHỈ TIÊU THÍ NGHIỆM BENTONITE (01.09.2018)
- HƯỚNG DẪN XÁC ĐỊNH CƯỜNG ĐỘ CHỊU NÉN BÊ TÔNG (MÁC BÊ TÔNG) THEO TCVN 3118:1993 (17.07.2018)
- HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY ĐO HÀM LƯỢNG BỌT KHÍ BÊ TÔNG (01.05.2018)
- HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY XÁC ĐỊNH ĐỘ THẤM BÊ TÔNG (01.05.2018)
- HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY KÉO THÉP 100 TẤN (11.04.2017)